Tranh vinh quy bái tổ - đồng quê



QÚY KHÁCH HÃY VÀO PHIÊN BẢN MỚI

VỚI NHIỀU SẢN PHẨM VÀ TIỆN ÍCH


---------

Tranh đồng vinh quy bái tổ,
có rất nhiều kích thước khác nhau 1,1m; 1,4m; 1,54m; 1,7m giá; 2m; 2,3m giá chi tiết liên hệ Hotline 0988.169.470
Đặc biệt có tranh hàng cao cấp mạ vàng, Khách hàng vui lòng liên hệ cửa hàng để xem mẫu.
Tranh vinh quy bái tổ 1,01mx0,81cm hàng đặt cao cấp
MS: VQ01 Giá liên hệ: 0988.169.470

Tranh đồng quê bằng đồng 2,3mx1,2m hàng đặt
MS: ĐQ02 Giá liên hệ Hotline: 0988.169.470

Tranh đồng quê bằng đồng 2,3mx1,2m hàng đặt
MS: VQ02 Giá liên hệ Hotline: 0988.169.470

Tranh đồng quê bằng đồng 2,3mx1,2m hàng đặt
MS: VQ03 Giá liên hệ Hotline: 0988.169.470
Tranh vinh quy bái tổ 1,7mx0,9m
MS: VQ04 Giá liên hệ Hotline: 0988.169.470
Tranh vinh quy bái tổ 1,7mx0,9m
MS: VQ05 Giá liên hệ Hotline: 0988.169.470


Tranh đồng quê bằng đồng 2,3mx1,2m
MS: ĐQ05 Giá liên hệ Hotline: 0988.169.470


Tranh đồng quê bằng đồng 1,1mx0,7m
MS: ĐQ06 Giá liên hệ Hotline: 0988.169.470

Tranh đồng quê bằng đồng 2,3mx1,2m
MS: ĐQ07 Giá liên hệ Hotline: 0988.169.470

Tranh đồng quê bằng đồng 2,3mx1,2m
MS: VQ08 Giá liên hệ Hotline: 0988.169.470



Tranh đồng quê bằng đồng hàng đặt
MS: ĐQ10  Giá liên hệ Hotline: 0988.169.470

Tranh đồng quê bằng đồng hàng đặt
MS: ĐQ11 Giá liên hệ Hotline: 0988.169.470




KHOA CỬ NGÀY XƯA VÀ VINH QUY BÁI TỔ

Từ mấy năm nay truyền thống Vinh Quy Bái Tổ đã được Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Houston tổ chức hằng năm để vinh danh các tân khoa vừa tốt nghiệp đại học. Đây là một việc làm rất đáng được trân trọng vì đã làm sống lại một truyền thống lâu đời của dân tộc, đồng thời nhắc nhở các tân khoa một vài đường nét đặc thù của văn hoá Việt Nam là “công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”.

Truyền thống khoa cử đã có từ năm1075 với việc vua Lý Nhân tôn đã cho mở khoa thi Tam trường lần đầu tiên tại nước ta để tuyển chọn nhân tài ra giúp vua điều khiển việc nước. Bị ảnh hưởng nặng nề bởi văn hóa Trung hoa nên hệ thống khoa cử của Việt Nam đã dựa vào nho học như một công cụ để đào luyện một lớp trí thức có khả năng vì đạo nho dạy cách trị quốc, an dân, lại tôn quân nên được các vua chúa dùng làm quốc giáo.

Việc học hành ngày xưa được bắt đầu từ lúc đứa trẻ vừa 6, 7 tuổi gọi là Sơ học, tài liệu học tập gồm Tam tự kinh, Tứ tự kinh, Ngũ ngôn và tập làm văn câu đối 2 chữ, 4 chữ… Chừng 10 tuổi trở lên được học Ngũ kinh, lịch sử Trung hoa, lịch sử Việt Nam, tập làm văn câu đối 7, 8 chữ. Những người học giỏi, hoặc con các quan lại được tuyển chọn cho về kinh học trường Quốc tử giám cùng với con cái của hoàng tộc. 

Sau một thời gian dùi mài và khi đã làu thông kinh sử học sinh được dự kỳ thi đầu tiên là thi Hương tức kỳ thi do một tỉnh hoặc liên tỉnh tổ chức để chọn người vào dự các kỳ thi cao hơn gọi là thi Hội và thi Đình. Thí sinh phải trải qua 4 kỳ thi, ai đủ điểm kỳ thi thứ 1 mới được dự kỳ thi thứ 2, rồi thứ 3 và thứ 4. Đậu đuọc 3 kỳ thi đầu được gọi là Tú Tài, đậu cả 4 kỳ thi được gọi là Cử Nhân. 

Thi Hội là kỳ thi cấp quốc gia dành cho những người đã được chấm đậu Cử Nhân ở kỳ thi Hương. Thi Hội cũng gồm 4 kỳ thi và người qua được cả 4 kỳ thi được cấp bằng Tiến sĩ. Thi Đình còn được gọi là Điện thí là kỳ thi được diễn ra tại sân trong cung vua và được vua đích thân khảo thí. Thi Đình chỉ cốt để xếp hạng các Tiến sĩ đã đậu ở kỳ thi Hội. Thi Hội và thi Đình là những cuộc kiểm tra về học vấn được đánh giá cao nhứt đối với các bậc tài năng của đất nước nên được mệnh danh là Đại Tỷ, Đại Khoa. 

Thi Hội và thi Đình thường kéo dài khoảng 8 tháng, mùa Xuân thi Hội đến mùa Thu năm ấy thì thi Đình. Mức điểm cho mỗi kỳ thi do triều đình qui định. Mỗi kỳ thi phải qua 2 lần chấm điểm sơ khảo và phúc khảo. Các Tiến sĩ đậu ở kỳ thi Hội được vào dự thi Đình và được hưởng qui chế Vinh quy bái tổ do vua ban. Ba người đậu cao nhứt ở kỳ thi Đình được gọi theo thứ tự là Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, và Thám Khoa. 

Vinh quy bái tổ là một hình thức để vinh danh và tưởng thưởng các tân khoa đồng thời khuyến khích giới trẻ hăng hái học hành của các triều đại vua chúa ngày xưa đồng thời cũng ca ngợi sự tôn trọng đạo lý, uống nước nhớ nguồn của người dân Việt. 

Vinh quy bái tổ với tất cả những hình thức như lễ xướng danh, lễ rước bảng vàng, áo mũ cân đai vua ban, được đưa về hoàng cung dự yến tiệc, cưỡi ngựa thưởng hoa rồi được về làng làm lễ bái tạ ơn mẹ cha và ơn thầy học với cảnh “hai bên có lính hầu đi dẹp đường” với trống chiêng cờ xí và dân làng đón chào náo nhiệt đã từng bao đời là giấc mộng lớn của nhiều chàng trai theo đuổi nghiệp bút nghiên, của bao nhiêu bậc phu huynh mong thấy tên con được ghi lên bảng vàng để làm rạng danh giòng tộc, cũng như của bao nhiêu người vợ có chồng là sĩ tử với mơ ước được “ngựa anh đi trước võng nàng theo sau”. 

Để đạt giấc mơ đó, biết bao thế hệ thư sinh đã cố gắng chăm chỉ dùi mài kinh sử, biết bao thế hệ người vợ tảo tần khuya sớm nuôi chồng ăn học để thành danh phận, làm rạng rỡ tông môn và góp công xây dựng nước nhà:

Canh một dọn cửa dọn nhà
Canh hai dệt cửi, canh ba đi nằm
Canh tư bước sang canh năm
Trình anh dậy học chớ nằm làm chi
Một mai chúa mở khoa thi
Bảng vàng chói lọi kia đề tên anh
Bỏ công cha mẹ sinh thành
Công em tần tảo nuôi anh học hành.

Nhìn những hàng bia đá ghi danh các vị đại khoa tiến sĩ, tất không thể không liên tưởng đến những người vợ đáng kính đã tận tụy hi sinh “thân cò lặn lội bờ ao”, góp bao công sức cho chồng được thành công, thành danh và thành người. 

Giấc mơ thành đạt trong học vấn không những được ghi lại qua ca dao, tục ngữ mà còn được quảng bá sâu rộng qua các tranh đồng dân gian như tranh Trạng Nguyên Chuột Vinh quy bái tổ, tranh thầy đồ cóc dạy học, tranh cá chép vượt vũ môn . . . 

Cho nên việc khuyến khích nguòi dân theo đuổi việc học hành đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi từng lớp quần chúng và kẻ sĩ luôn luôn được trọng vọng. Vì vậy, ta không lạ gì khi thấy giai cấp sĩ đã được xếp hàng đầu trong bốn giai cấp của xã hội Việt Nam ngày xưa là sĩ, nông, công, thương. 

Hệ thống giáo dục và khoa cử đó đã tồn tại ở Việt Nam gần 1000 năm từ năm 1075 thời vua Lý Nhân tôn cho đến năm 1919 đời vua Khải Định nhà Nguyễn mới chấm dứt. Trong non 1000 năm nền giáo dục dựa vào nho học và khoa cử đó đã là một định chế bình đẳng cho mọi nhân tài có cơ hội thăng tiến trên đường hoạn lộ cũng như đã đào tạo được một tầng lớp sĩ phu có khí tiết và đức độ rất có uy tín trong dân gian. Một số đông những bậc khoa bảng này ngoài sự nghiệp văn chương còn có công giúp nước trong việc mở mang bờ cõi cũng như chống xâm lăng mà sau đây là một vài vị tiêu biểu. 

Đời nhà Trần có Chu Văn An đỗ Tiến sĩ giữ chức tư nghiệp làm thầy dạy ở Quốc tử giám lo việc dạy dỗ các hoàng tử và con các đại thần. Trước tình trạng lộng hành của một số quan trong triều ông đã dâng sớ “thất trảm” đòi vua chém 7 kẻ gian thần, vua không nghe nên ông treo mũ từ quan. 

Đời Lê có Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh tức Tiến sĩ. Ông đã giúp vua Lê đánh đuổi nhà Minh và viết bài “Bình Ngô Đại Cáo” nổi tiếng và nhiều thơ văn Hán Nôm còn lưu truyền cho đến ngày nay. 

Đời Nguyễn có Nguyễn Công Trứ đỗ Giải Nguyên, ngoài nhiều thơ văn để lại cho hậu thế ông còn lập nhiều công lớn trong việc bình định giặc cướp và khai khẩn đất hoang miền duyên hai tỉnh Nam Định và Ninh Bình, lập ra hai huyện Kim Sơn và Tiền Hải. 

Những sự kiện trên cho thấy hệ thống khoa cử ngày xưa và hình thức vinh danh các người thành đạt đã tỏ ra hữu dụng trong việc khuyến khích người dân theo nghiệp bút nghiên và tuyển dụng nhân tài trong suốt bao nhiêu triều đại phong kiến. Ngày nay hệ thống giáo dục từ chương không còn thích hợp và hữu dụng nữa nhưng hình thức khuyến khích và vinh danh việc học của người xưa vẫn còn giá trị vì tánh cách nhân bản của nó. Thời nào con người cũng cần được khuyến khích và cổ võ về tinh thần, thời nào thành quả cũng cần được xã hội hoặc cộng đồng công nhận và vinh danh. Cho nên trên thế giới từ xưa tới nay đã có rất nhiều giải thưởng cao quí dành cho những công lao đóng góp hoặc những thành quả xuất sắc vượt bực của cá nhân hoặc đoàn thể trong mọi lảnh vực như giải Nobel, giải Oscar, giải Pulitzer. v.v… Vì vậy, hình thức Vinh Quy Bái Tổ truyền thống của dân tộc Việt cần được bảo tồn. Hiện nay khắp thế giới hằng năm có khá đông những tân khoa bậc đại học rất xứng đáng được vinh danh theo truyền thống này. Đồng thời cũng là dịp để các tân khoa hiểu rằng cha mẹ, thân nhân, và cộng đồng Việt Nam rất hãnh diện về sự thành công của họ, và mong muốn họ lãnh nhận trách nhiệm làm nên những trang sử mới vẻ vang cho cộng đồng và xã hội. Những tân khoa tốt nghiệp đại học là những vốn quý của gia đình, cộng đồng và xã hội nên cần được vinh danh để khuyến khích và cổ võ sự cố gắng học hành của thề hệ trẻ Việt Nam dù ở hải ngoại hay ở quốc nội. 

Dĩ nhiên, không phải lập y lại hình thức vinh quy bái tổ ngày xưa với võng lộng, với ngựa, với quân hầu, mà phải được canh tân sao cho hợp với thời đại mới. Do đó, việc tổ chức lễ Vinh Quy Bái Tổ cho các 

Theo báo đồ đồng